Phần mềm để nạp firmware OpenWrt trong chế độ recovery

Gần đây mình lại có duyên đụng vào OpenWrt và router wifi. Mình phải nạp firmware OpenWrt cho một số router đã bị bricked (HĐH bị liệt, không chạy). Vì đã bị bricked nên chỉ có thể nạp trong chế độ recovery, qua cổng serial. Nay mình liệt kê một số phần mềm để dùng cho việc này.

Truy cập qua cổng serial

Để truy cập qua cổng serial, mình dùng PySerial thông qua lệnh sau:

$ pyserial-miniterm /dev/ttyUSB0 115200
...

Lại tản mạn về vai trò của Linux

Nghe đồn giới IoT muốn ứng dụng Bluetooth LE nhưng gặp khó.

Quay đi quay lại thì mình thấy thư viện về Bluetooth có độ hoàn thiện nhất là BlueZ. Khó ở đây là thư viện này được tạo ra với mục đích dành cho viết ứng dụng Linux, vì nó dùng event loop của GLib ở trỏng. GLib là một trong những thành phần lõi của bộ GTK, bộ toolkit dành cho lập trình giao diện đồ họa của Linux. Đã thế nó còn dùng D-Bus nữa chứ. D-Bus là một đường giao tiếp chung, cho phép các ứng dụng desktop giao tiếp với nhau. Sau đây là ví dụ về ứng dụng của D-Bus: Vào thời mà Yahoo Messenger còn phổ biến, dân Linux thường chat Yahoo bằng một phần mềm "nhiều trong một" tên là Pidgin (ngoài Yahoo ra, còn có thể chat cùng lúc với Google Hangout, Facebook Messenger). Phần mềm này có khả năng thú vị là nhận biết khi nào máy bạn đang có mạng, rớt mạng để hiện chỉ thị tương ứng (trạng thái màu xám, các avatar bạn bè bị phủ màu xám). Khi có mạng trở lại thì phần mềm này sẽ tự đổi trạng thái, tự đăng nhập vào các dịch vụ chat và cập nhật danh sách bạn bè. Để nhận biết tình trạng mạng, nó không chơi trò cơ bắp là liên tục kết nối đại vào server nào đấy. Thay vì vậy nó trao đổi với một phần mềm khác tên là NetworkManager. Khi rớt mạng hoặc có mạng, NetworkManager sẽ thông báo trên đường D-Bus và các phần mềm khác "đăng ký" vào D-Bus sẽ nhận được tin.

Đối với những người cần dùng thiết bị USB-3G (như cục D-Com 3G của Viettel chẳng hạn), trên Linux cũng có một phần mềm tên là ModemManager, chạy ngầm để khai thác thiết bị này, ví dụ như chọn sóng của nhà mạng nào, nhập username, password để quay số vào nhà mạng đó, bật sang chế độ data, gửi tin nhắn SMS v.v. ModemManager cũng cho phép giao tiếp qua D-Bus. Chẳng hạn khi cắm thiết bị vào thì danh mục của Network Manager sẽ xuất hiện mục để kết nối mạng 3G, hoặc bạn có thể viết ứng dụng riêng để gửi tin nhắn SMS, lấy các danh bạ lưu trong SIM, tất cả bằng việc giao tiếp với ModemManager qua D-Bus.

...

Đặt sẵn cấu hình cho firmware OpenWrt từ khi build

Khi sử dụng firmware OpenWrt cho router wifi, thỉnh thoảng ta muốn có một bản firmware với một số cấu hình theo ý muốn ngay từ đầu, thay vì cài firmware xong mới vào trang admin để cấu hình. Ví dụ, mặc định trong OpenWrt, tính năng phát wifi bị tắt, hoặc user "root" không có password. Mỗi lần cài mới firmware là lại phải đăng nhập vào admin để kích hoạt wifi cũng như tạo password cho root.

Vậy làm cách nào để có sẵn một số cấu hình ngay từ đầu?

OpenWrt cho phép ghi đè một số file mặc định ngay từ khi build, thông qua đó ta có thể thay thế cấu hình gốc của OpenWrt bằng cấu hình của ta. Những file ta cần ghi đè, chỉ việc bỏ vào thư mục tên files trong thư mục build. File đặt trong thư mục này, cần được bảo lưu đúng đường dẫn như trong hệ thống thật. Ví dụ, để thay thế file /etc/passwd gốc thì ta cần có một file tại [OpenWrt source]/files/etc/passwd.

Làm thế nào để có nội dung đúng cho file thay thế?


Setup router to work with Malaysian TM Unifi service

These days I have tough time to setup my office router. My company use internet provided by TM (Telekom Malaysia), under the name UniFi (not to be confused with Ubiquiti UniFi, a brand of network device).

This network have a custom setup that, minimal configuration (with PPPoE username and password only) doesn't work. The router fails to connect to ISP with error "Timeout waiting for PADO packet". Normally, TM provides its own router to customer and nothing should be cared to make it work. But because that router is not stable enough, we decide to replace it with a TP-Link router (WDR4300ND model).

First time I configured the router is some months ago, with careful reading before doing, and did it so smoothly that I didn't notice there is customization in the router. But today, I upgrade firmware, and problems come out. Something to note:

  • The router should be installed with Malaysia-targeted firmware. Our router is sold in Malaysia, so it comes with a variant of firmware for Malaysia providers, such as TM Unifi, Maxis... I didn't notice this, so when I looked for new firmware to upgrade, I wrongly took the "international" one.

Build OpenWrt từ nguồn

Trước kia tôi đã có bài giới thiệu về OpenWrt. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cách build một bản OpenWrt từ mã nguồn. Bởi vì tôi dùng Ubuntu trong công việc hàng ngày nên các dòng lệnh, minh họa dưới đây là áp dụng với Ubuntu. Bạn vẫn có thể áp dụng tương tự với các bản Linux khác.

Ta có thể tìm các dòng lệnh để lấy mã nguồn OpenWrt ở trang này: https://dev.openwrt.org/wiki/GetSource

Nhưng trước đó, hãy cài đặt các phần mềm công cụ cần thiết cho việc build cái đã.


Thay thế firmware cho router wifi bằng OpenWrt

Giả sử bạn có router wifi mà bỗng một ngày bạn thấy nó hơi nghèo nàn, thiếu tính năng mới lạ, hay đơn giản là bạn thấy cuộc sống quá yên bình nên muốn chọc ngoáy cái router đôi chút, như bạn từng thử cài hàng tá phần mềm lên PC, thay đổi cấu hình này nọ thành một mớ hỗn độn rồi phải cài mới lại hệ điều hành. Nếu bạn cảm thấy như thế thì có thứ rất đáng cho bạn cài vào router và thử đấy.

Cài phần mềm lên router à, cũng được nữa sao? Tôi đâu thấy có màn hình, bàn phím trên router đâu?

Đa số các router wifi hiện nay thực ra cũng là là một máy tính thu gọn (ngoại trừ router của Cisco thì tôi không chắc lắm vì chưa đụng vào bao giờ). Nó cũng có mainboard, CPU, RAM, chip wifi. Nó không có ổ cứng vì người ta không cần lưu trữ dữ liệu trên nó, thay vào đó nó dùng bộ nhớ Flash (tương tự điện thoại di động) để chứa các chương trình. Chúng cũng chạy hệ điều hành và hầu hết hệ điều hành này là phiên bản tỉa bớt của Linux. Nhà sản xuất cắt bỏ và thay đổi nhiều thành phần của Linux để đảm bảo dung lượng nhỏ và không để "cửa" cho người dùng chọc ngoái nhiều. Vì không có màn hình bàn phím nên ta chỉ có thể điều khiển máy tính thu gọn này từ một máy khác (PC của ta), thông qua giao diện web hay giao diện dòng lệnh (telnet).

Như đã nói ở trên, hệ điều hành trong router đã bị cắt gọt nhiều, nên nhiều người mua là dân công nghệ (đúng nghĩa là dân công nghệ chứ không phải dân ưa mua sắm đồ chơi công nghệ đắt tiền để thể hiện) cảm thấy gò bó trong giới hạn của phần mềm mà nhà sản xuất cung cấp trong router. Họ muốn tùy ý phát triển chức năng của router mà không phải tốn tiền mua router đắt hơn. Họ thấy phần mềm có sẵn bị lỗi và muốn phần mềm mới hơn có thể khắc phục lỗi ấy. Thế là OpenWrt ra đời.

...