Lập trình ESP32 với Rust: cập nhật firmware OTA

AgriConnect, anh em đã sử dụng Rust để lập trình firmware cho ESP32 (và cả một phần backend của nền tảng IoT). Từ hôm nay tôi sẽ bắt đầu một loạt bài nhằm giúp những đồng đội trên hành trình này. "Cập nhật firmware qua mạng (OTA / over-the-air)" là bài chia sẻ đầu tiên vì đây là chủ đề mà một trong những tác giả của esp-idf-hal đã đề nghị tôi viết.

Để có tính năng cập nhật firmware OTA, esp-if-svc đã cung cấp API rồi, nhưng còn thiếu tài liệu hướng dẫn sử dụng API, cách chuẩn bị phân vùng để sử dụng API. Bài viết này là để bổ sung chỗ thiếu đó.

(English version is here.)

Chuẩn bị phân vùng

...

Programming ESP32 with Rust: OTA firmware update

We at AgriConnect have been using Rust to develop firmware for ESP32 (and even part of our IoT platform backend). From today we start a series to help fellows on the same journey. "Over-the-air firmware update" is the first sharing because it was the topic that one of the authors of esp-idf-hal suggested me to write.

For OTA firmware update, esp-idf-svc already provides API. What it lacks is a documentation how to use the API, how to prepare partitions to use with that API. This post will complement that.

(Bản tiếng Việt ở đây.)

Prepare partition

...

PlatformIO hangs when installing packages

These days, I am back with embedded programming. At AgriConnect, we use PlatformIO to setup and build embedded projects. This time, I want to evaluate a new chip and new software framework, so I tell PlatformIO to install new packages with the command pio pkg install, but it hangs.

Turn out that it is because of network problem between Vietnamese ISP and the CDN services that PlatformIO Labs use to mirror its package repositories.

The solution is to quickly setup a temporary SOCKS proxy, and let PlatformIO tool reach those CDN through the proxy. The requirement is that you have a server that is outside Viet Nam, and you can access it via SSH. The steps is simple:

  • First, make a SSH connection to our server, activating its SOCKS proxy feature. Assume that we use port 1337 for proxy.
...

"Oxy hóa" nền tảng IoT nông nghiệp bằng Rust

Trong giới lập trình, "oxy hóa" là một cách nói vui ám chỉ việc viết lại (một phần hoặc toàn bộ) một phần mềm bằng ngôn ngữ Rust, đây là một lối chơi chữ, vì "Rust" còn có nghĩa là "rỉ sét", một hiện tượng do sự oxy hóa gây nên. Gần đây mình cũng mạnh dạn oxy hóa một phần nền tảng IoT nông nghiệp của AgriConnect.

Động lực khiến mình viết lại nền tảng IoT của AgriConnect bằng Rust là để giảm tải hệ thống, tăng cường khả năng chịu áp lực trong tương lai. Phần mềm mình đang nói đến ở đây có tên mã là "Hạt Thóc". Nghe tên khiêm tốn, nhỏ bé thôi nhưng nó vận hành theo kiểu SaaS (Software as a Service), tức một phần mềm sẽ vận hành cùng lúc nhiều trang trại khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có một không gian riêng khi thao tác, quản lý trang trại của mình, thậm chí có tên miền riêng, nhưng thực ra tất cả đều đang được phục vụ bởi một chương trình trên server. Phần mềm này vốn được viết bằng ngôn ngữ Python, framework Django, được chia ra nhiều thành phần, mỗi thành phần chạy dưới dạng một process, một service riêng. Trong hoàn cảnh đặc thù của "Hạt Thóc" thì thì mình không "oxy hoá" theo kiểu, viết lại một vài hàm nào đó bằng Rust, biên dịch dưới dạng thư viện, rồi dùng Python import thư viện đó, mà viết lại toàn bộ thành phần con luôn. "Hạt Thóc" có ba thành phần chính:

  • Collector: Giao tiếp để thu thập dữ liệu cảm biến, trạng thái bật tắt của các tải, và lưu vào database.
  • ControlView: Cung cấp giao diện web để người dùng vào xem dữ liệu, cấu hình trang trại, đặt lịch, hay bật tắt tải bằng tay.
  • ControlCenter: Chạy ngầm để phân tích lịch, dữ liệu cảm biến để ra lệnh bật, tắt tải, kiểm tra tình trạng bất thường và phát đi cảnh báo.
...

Một số trục trặc khi nâng cấp server từ Ubuntu 20.04 lên 22.04

Một tháng sau khi Ubuntu 22.04 ra mắt, mình quyết định nâng cấp dàn server của mình, đang chạy Ubuntu 20.04, lên Ubuntu 22.04. Trong quá trình làm, một số bất ngờ nảy sinh như sau:

  • Một số server của mình có chạy Mosquitto, một MQTT broker, để thu nhận dữ liệu từ các cảm biến ngoài trang trại gửi về. Sau khi nâng cấp lên Ubuntu 22.04 tự dưng không nhận được dữ liệu nữa. Ban đầu tưởng lý do không nằm ở Mosquitto vì thử publish gói tin lên từ cùng một máy vẫn thấy nhận được dữ liệu. Mất một ngày để phát hiện, hóa ra trên Ubuntu 22.04 thì Mosquitto thay đổi hành vi, mặc định nó không lắng nghe trên mọi network interface nữa mà chỉ nghe trên localhost, nên gói tin gửi từ cùng một máy thì nhận được, gửi từ bên ngoài vào thì không nhận.

  • Mình sử dụng TimescaleDB làm database lưu trữ dữ liệu IoT. TimescaleDB là một extension của PostgreSQL. Trên Ubuntu 20.04 thì là PostgreSQL 12, trên Ubuntu 22.04 thì là PostgreSQL 14 nên phải tìm cách nâng cấp bộ dữ liệu đang chứa trên máy từ Postgres 12 lên 14. Bình thường nếu không cài TimescaleDB thì việc này rất nhanh chóng, dùng lệnh pg_upgradecluster là được. Nhưng khi có TimescaleDB thì mới lộ ra là lệnh này có bug, chạy không thành công. May mắn có người giải quyết vấn đề này trước và viết hướng dẫn trên mạng. Thực hiện hơi lòng vòng nhiều bước nhưng cũng thành công.

...

Khắc phục tình trạng VPN WireGuard bị treo

Trước đây tôi có viết bài Dựng mạng VPN với WireGuard . Sau một thời gian sử dụng, để ý thấy do các máy con (client) của tôi thỉnh thoảng xảy ra tình trạng treo WireGuard: từ các máy khác không ping đến nó được. Vì vậy tôi lại tiếp tuc đề tài WireGuard này, giới thiệu một cách khắc phục.

Trước tiên, xin nêu vài nguyên nhân khiến VPN WireGuard bị treo:

  • WireGuard của năm 2018 (lúc tôi viết bài trên) được nạp lên hệ thống dưới dạng DKMS. Như ta đã biết, khác với các giải pháp VPN thông thường, WireGuard chạy dưới dạng một driver/module của nhân Linux. Nhưng khi được phân phối ở dạng DKMS, mỗi lần máy được nâng cấp nhân mới thì module này phải trải qua quá trình build lại từ mã nguồn bên ngoài. Điều này đôi khi gây ra tình trạng, phiên bản cũ vẫn còn lơ lửng trong RAM và phiên bản mới chưa thế chân vào được, thế là WireGuard bị treo. Từ Linux 5.6 trở đi thì WireGuard đã được tích hợp vào nhân, không còn ở dạng DKMS nữa nên tình trạng này không còn.

  • Network interface của WireGuard (ví dụ wg0) được khởi tạo khi máy vẫn chưa thực sự kết nối với Internet (sai thứ tự), việc kết nối với server VPN không thành công, khiến việc cấu hình không hoàn tất. Hoặc khi đang chạy ngon bỗng dưng Internet bị rớt, mất luôn mối kết nối với server. Điều này hay xảy ra với các máy con (client) vì các máy này không được đảm bảo luôn có Internet, thậm chí là không phải lúc nào cũng có điện.

...

Viết hàm thêm cho PostgreSQL: Chú voi bay

Vừa rồi tôi đã viết bài Dùng Python viết hàm xử lý dữ liệu dưới tầng database cho PostgreSQL. Sau khi chơi với Python một chút, tôi tự hỏi, có thể tăng tốc độ thực thi thêm nữa không. Thế nên hôm nay tôi nghịch thêm vài cách khác nhau, để gắn thêm tên lửa vào đít chú voi PostgreSQL.

Dumbo Picture credit: Walt Disney

Bây giờ tôi sẽ chuyển đổi code kia sang Cython và Rust.

...

Mát máy sau khi chuyển từ InfluxDB sang TimescaleDB

Làm việc trong lĩnh vực IoT (Internet of Things) nên tôi khá cần một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chuyên dụng cho kiểu dữ liệu time-series (chuỗi thời gian), để lưu trữ dữ liệu do các thiết bị giám sát gửi lên.

Mặc dù IoT dựa trên những cơ sở công nghệ đã được phát triển từ lâu, thậm chí hệ CSDL time-series cũng không phải là khái niệm mới, nhưng mỗi nhà có một nhu cầu, nên mãi cho tới hồi đầu năm nay (2020), vẫn chưa có một hệ cơ sở dữ liệu nào thỏa mãn ý của tôi cả (khi viết bài này thì đã tìm được cái ưng ý).

Vậy nhu cầu của tôi khác với các đơn vị khác như thế nào? Đó là:

...

Một số mẹo cho việc phát triển ứng dụng hệ thống nhúng

Trong quá trình phát triển ứng dụng cho hệ thống nhúng, do sự hạn chế của thiết bị, đôi khi có những việc lắt nhắt làm tốn mớ thời gian. Sau đây mình liệt kê một số mẹo để đi tắt, giúp tiết kiệm thời gian cho công việc. Các hướng dẫn này chỉ dành cho hệ điều hành Linux (như Ubuntu).

1. Chia sẻ Internet từ laptop cho máy tính nhúng

Đây là tình huống mà bạn đang phát triển ứng dụng cho máy tính mini (NUC, Raspberry Pi, Beagle Bone...) và chủ yếu dùng mạng dây (chưa setup wifi hoặc máy đó không có card wifi). Đôi lúc bạn cần phải xách nó đi đâu đó (để trình diễn demo, để cài đặt lại chẳng hạn) mà chỗ đó không có router để cấp mạng, bạn có thể chia sẻ Internet từ laptop (laptop đang kết nối Internet qua wifi) cho nó. Để cho ngắn gọn, mình sẽ gọi máy tính nhúng là RPi trong bài này.

Nguyên lý của việc này là biến laptop của bạn thành một thiết bị router mạng đơn sơ, tạo một mạng con với RPi, do laptop của bạn quản lý.


Áp dụng quy trình hiện đại khi làm phần mềm cho hệ thống nhúng

Đi qua đi lại một vài đơn vị làm phần mềm nhúng, IoT Việt Nam, mình thấy không hài lòng lắm về cách làm việc hơi cũ. Mình thấy nhiều bạn làm điện tử có thể lập trình được, những vẫn còn một khoảng trống dài về phương pháp làm việc giữa những người này và những người thuần về phần mềm. Thế nên mình viết bài này, hi vọng kéo những người làm phần mềm nhúng tiến lên vài bước cho gần với chuẩn.

Lưu ý: Những cách làm sau đây, ban đầu sẽ gây thiệt thòi vì vẽ ra quá nhiều chuyện để làm, nhưng về lâu dài thì có lợi cho việc tiếp tục phát triển sản phẩm.

1. Chia nhỏ phần mềm thành những gói gần như độc lập

Lấy ví dụ về một hoạt động kiểm nghiệm ý tưởng thiết kế phần mềm tại AgriConnect.