Truy cập nhanh giao diện dòng lệnh của PostgreSQL

Để truy cập vào một hệ sơ sở dữ liệu (CSDL), ta luôn cần 3 thông số: địa chỉ server, username và password. Sẽ không là vấn đề khi một chương trình được cấu hình tự động để truy cập vào hệ CSDL, nhưng nhiều khi ta phải kết nối vào giao diện dòng lệnh, để tự tay làm một số việc với dữ liệu, và phải đối mặt với sự phiền hà của việc tìm lại và khai báo username, password. Username có thể dễ hơn vì ta thường đặt một username dễ nhớ, nhưng password thì luôn phải rắc rối và thường ta không thể nhớ được, phải cất đâu đó. Đã phải mất công tìm kiếm, mà tự tay gõ cũng phiền nữa. Thế nhưng với PostgreSQL, ta có một mẹo để làm việc này nhẹ nhàng hơn.

PostgreSQL cho phép "gắn kết" một tài khoản user trong nó với tài khoản user của hệ điều hành. Ví dụ trên hệ điều hành (Linux, Unix) ta có user quan và trong PostgreSQL ta tạo một user (role) cũng tên quan, thì khi ta đang đăng nhập vào hệ điều hành dưới user quan, ta có thể truy cập ngay lập tức vào PostgreSQL dưới role quan mà không cần đăng nhập, tức là không phải khai báo hostname, username và password.

Thay vì ta phải gõ

...

Setup router to work with Malaysian TM Unifi service

These days I have tough time to setup my office router. My company use internet provided by TM (Telekom Malaysia), under the name UniFi (not to be confused with Ubiquiti UniFi, a brand of network device).

This network have a custom setup that, minimal configuration (with PPPoE username and password only) doesn't work. The router fails to connect to ISP with error "Timeout waiting for PADO packet". Normally, TM provides its own router to customer and nothing should be cared to make it work. But because that router is not stable enough, we decide to replace it with a TP-Link router (WDR4300ND model).

First time I configured the router is some months ago, with careful reading before doing, and did it so smoothly that I didn't notice there is customization in the router. But today, I upgrade firmware, and problems come out. Something to note:

  • The router should be installed with Malaysia-targeted firmware. Our router is sold in Malaysia, so it comes with a variant of firmware for Malaysia providers, such as TM Unifi, Maxis... I didn't notice this, so when I looked for new firmware to upgrade, I wrongly took the "international" one.

Thẻ chi trả đi lại ở Malaysia

Nếu bạn đi du lịch ở Kuala Lumpur (Malaysia), và ưu tiên đi các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện, thì nên mua thẻ chi trả. Có 2 thương hiệu thẻ như sau:

Touch 'n Go

Touch n Go

Do cty Touch 'n Go phát hành. Thẻ này đi được hầu hết các phương tiện công cộng ở Kuala Lumpur: Xe buýt RapidKL, tàu điện LRT, tàu điện Monorail, tàu điện KLIA Express/Transit, tàu điện KTM Commuter. Không những dùng để đi lại, thẻ còn dùng để trả tiền qua trạm thu phí đường.


Nhà nghỉ rẻ ở Cần Thơ

Năm ngoái, tháng 7/2014, mình vô tình tìm được 1 nhà nghỉ rẻ mà phòng ốc khang trang rộng rãi. Giá chỉ có 150k/đêm thôi.

Nhà nghỉ nằm ở cuối hẻm 11 (hay hẻm kế bên, không nhớ rõ), trên đường Mậu Thân, gần ngã tư Mậu Thân - 3/2.

Nay ghi lại để chia sẻ.


Chó chê mèo lắm lông

Ngẫm thấy có 1 vài tréo ngoe như sau:

  1. Khi có làn sóng người Việt tị nạn sau 1975, truyền thông thân Mĩ đổ cho Cộng sản gây ra vấn nạn. Khi có làn sóng người Syria tị nạn và chết trên biển, truyền thông thân phương Tây đổ tội cho chiến tranh chung chung, mà cố tình không nhắc đến chiến tranh đó bắt đầu do Mĩ giật dây một phong trào lật đổ chính quyền đương nhiệm Syria, và đưa quân vào tham chiến, bất kể nguyên tắc "không can thiệp nội bộ của nhau" thường được đề cập trong ngoại giao. Khi Nga chưa đưa quân bảo vệ những người định cư gốc Nga ở miền Đông Ukraina thì đã bị Mĩ cấm vận, trong khi chiến tranh Syria không xâm phạm đến dân Mĩ nào, thì Mĩ lại thản nhiên rót quân vào như đó là đất nhà mình. Cách đây hơn nửa năm, mình có dịp gặp gỡ 2 anh Syria + 1 anh Ai Cập và nghe họ nói chuyện chính trị với nhau. Ba người đều thể hiện sự căm giận Mĩ và nhóm nổi dậy, vì đã gây ra tình trạng chiến tranh ở nước họ. Có lẽ mỗi ngày họ đều lo lắng cho bà mẹ ở quê nhà, liệu ngày mai có còn người để họ gọi bằng "mẹ".

  2. Khi Việt Nam đang cố gắng giành lại Hoàng Sa, thì truyền thông thân Mĩ hay nhắc lại vụ Công hàm của Phạm Văn Đồng để đổ tội cho chính quyền Cộng sản. Nhưng hãy liên hệ vấn đề Cuba: Truyền thông thân Mĩ cũng đồng thời thường xuyên chỉ trích Cuba vì "tội" theo Chủ nghĩa Cộng sản (mặc dù hình như Chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ áp đặt lệnh cấm vận lên 1 nước khác, gây ra tình trạng thiếu thốn, đói nghèo ở nước "bất đồng chính kiến" với mình). Nhưng họ lại giấu tiệt một chuyện: trước khi Fidel Castro lên nắm quyền, Cuba là một nước thuộc Mĩ (tương tự Philipines, vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha, bị Mĩ hốt sau khi thắng cuộc trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mĩ). Và trong thời gian kiểm soát Cuba đó, Mĩ đã lợi dụng thế "bề trên" để buộc Cuba "cho mượn vĩnh viễn" vịnh Guantánamo. Sự mất mát này rõ ràng còn thê thảm hơn vụ Hoàng Sa của VN, vì địa điểm này nằm ngay trên bờ biển Cuba, chứ không nằm ngoài khơi xa như Hoàng Sa, vì đối thủ của Cuba có 1 đám đàn em hùng hậu, trong khi đối thủ của VN đang có khá nhiều người chống đối, và vì hiệp ước "bán vịnh" của Cuba rành rành và khó bắt bẻ hơn Công hàm PVĐ.

  3. Truyền thông thân Mĩ hay tuyên truyền "đừng nghe Cộng sản nói, hãy nhìn Cộng sản làm", nhưng họ phớt lờ chuyện Mĩ đặt chuyện Iraq phát triển vũ khí giết người hàng loạt, để đem quân vào Iraq (như thể Iraq là đất nhà mình), và hơn 10 năm trôi qua, vẫn chưa chứng minh được cái vũ khí hủy diệt đấy tồn tại. Và họ cũng phớt lờ chuyện Mĩ bịa đặt sự kiện Vịnh Bắc bộ để tự cho mình quyền ném bom miền Bắc VN.


Khác nhau giữa "home" và "house"

"Home" và "house" (tiếng Anh) đều được dịch ra tiếng Việt là "nhà", nhưng nghĩa của chúng khác nhau, vậy sự khác nhau là thế nào, để khi dịch từ Việt sang Anh thì chọn "home"/"house" cho đúng?

Ý nghĩa của "house" và "home" được tổng kết bằng thành ngữ tiếng Việt như sau: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. House tương ứng với nhà trong xây nhà, còn home tương ứng với tổ ấm. Cách ví von này không phải tôi nghĩ ra, mà được nghe kể từ cô giáo dạy môn Sinh học ở trường trung học. Cô kể rằng khi cô đi học Anh văn, cô hỏi thầy giáo hai từ này khác nhau thế nào. Thầy giáo chỉ nói câu thành ngữ trên là cô hiểu ngay, không cần giải thích gì thêm.

House ý chỉ vật thể cụ thể, thường hình hộp, có mái, xây bằng gạch mà ta ở. Còn home nó trừu tượng và chất chứa tình cảm trong đó, ý chỉ nơi ta đi về hằng ngày, sum họp với người thân gia đình.

Lấy ví dụ khi ta cần dịch những câu sau: Nhà tôi tường trắng, có mái ngói đỏ, thì chữ "nhà" này là "house". Trong khi, tôi nhớ nhà, thì "nhà" này được dịch thành "home", vì khi ta nhớ, không phải ta nhớ cái hộp bằng gạch đó, mà nhớ đến cha mẹ, anh chị em và cuộc sống ấu thơ của ta nơi đó.


Sử dụng template nunjucks cho ứng dụng JavaScript, ban đầu bối rối nhưng kết quả tuyệt vời

Tôi đang thử làm một website trưng bày hàng dựa trên framework Saleor, nhằm thay thế web cũ tôi đã làm cách đây 9 năm (http://kimphat.vn). Nhân việc làm mới, tôi cũng quyết áp dụng một vài kĩ thuật mới, như là biến phần giao diện web thành một ứng dụng JavaScript hẳn hoi, bằng cách sử dụng một framework MVC (Model-View-Controler) bằng JavaScript.

Việc sử dụng framework MVC JavaScript thực ra không phải là mới lắm. Tôi có một người bạn, trẻ hơn tôi nhiều tuổi và hắn đã thành thạo AngularJS lắm rồi. Tuy nhiên, do tôi không làm web một cách liên tục (từ lúc ra trường, tôi làm về phần mềm nhúng nhiều hơn), cộng thêm tuổi tác có thể gọi là già nếu so với các lập trình viên xung quanh (không so với quản lý dự án, hehe) nên tôi cảm thấy hụt hơi với các công nghệ web mới. Cho nên bước đầu dấn thân vào kĩ thuật này cũng cam go và nhiều cảm xúc.

Lần đầu tiên tôi chạm tay vào một framework MVC JavaScript là cách đây vài tháng, với Backbone, khi đang làm website cho công ty (easyuni.com). Lúc đấy, phần giao diện chủ yếu được đảm nhiệm bởi một đồng nghiệp, mà vì lí do nào đó, anh ta chọn và đưa Backbone vào sử dụng. Sau đó, tôi phải làm một tính năng là tạo widget, tóm tắt nội dung từ forum được điều hành bởi công ty (forum.easyuni.my), nhúng vào website chính của công ty. Do cái widget này chủ yếu đụng đến code ở mặt front-end, tức là code bằng JavaScript, HTML là chính, nên tôi nghĩ đến dùng Backbone luôn, nhân tiện nó đang được dùng trên website rồi.

Bây giờ, khi làm website trưng bày hàng hóa (không hẳn là thương mại điện tử), tôi vẫn chọn Backbone. Không hẳn là vì tôi chọn theo quán tính. Tôi cũng đã đưa vào tầm ngắm 3 cái: Backbone, AngularJS, Emberjs. Emberjs được đưa vào danh sách vì tôi thấy màn thể hiện ấn tượng của nó trong Discourse, phần mềm mà cty tôi dùng để chạy forum. Nhưng sau khi thấy AngularJS, Emberjs có nhiều khái niệm mới quá, sợ tốn nhiều thời gian học, không kịp làm nên tôi quay lại Backbone. Vả lại, dung lượng của 2 framework kia cũng khá nặng. AngularJS hay tự nhận nó nhẹ nhất, nhưng đấy là do nó làm cho Backbone trông có vẻ nặng bằng cách gộp dung lượng của jQuery vào. Đúng là Backbone cần phải có jQuery mới chạy được, nên việc gộp dung lượng jQuery vào Backbone là hợp lý. Nhưng vấn đề là dù tôi có dùng AngularJS đi nữa thì website của tôi cũng phải dùng jQuery, để code JavaScript cho các tính năng khác. Cho nên nếu cộng jQuery vào cả AngularJS và Backbone thì bộ đôi Backbone + jQuery vẫn nhẹ hơn.


Build OpenWrt từ nguồn

Trước kia tôi đã có bài giới thiệu về OpenWrt. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cách build một bản OpenWrt từ mã nguồn. Bởi vì tôi dùng Ubuntu trong công việc hàng ngày nên các dòng lệnh, minh họa dưới đây là áp dụng với Ubuntu. Bạn vẫn có thể áp dụng tương tự với các bản Linux khác.

Ta có thể tìm các dòng lệnh để lấy mã nguồn OpenWrt ở trang này: https://dev.openwrt.org/wiki/GetSource

Nhưng trước đó, hãy cài đặt các phần mềm công cụ cần thiết cho việc build cái đã.