Thỉnh thoảng mình có mối duyên ghé mắt qua các dự án Python, thấy cách sắp đặt vẫn còn chuệch choạc, không có lợi lắm cho việc phát triển tiếp diễn. Nên sau đây mình chia sẻ một số cách thức, công cụ, thư viện mà bạn nên chuẩn bị từ đầu, để công việc sau đó trở nên thoải mái hơn. Cách sắp đặt này có thể coi là chuẩn trong những năm 2020 này (nhưng có thể trở thành lạc hậu sau 5 năm nữa).
1. Quản lý các gói phụ thuộc
Gói phụ thuộc (dependency) là các thư viện / công cụ bên ngoài mà dự án của bạn cần. Các gói này phải được cài trước khi phần mềm của bạn có thể chạy. Ví dụ bạn làm về khoa học dữ liệu thì sẽ cần NumPy, làm web thì sẽ cần Django v.v... Việc một dự án phụ thuộc vào hàng chục gói thư viện khác là chuyện bình thường. Thông thường các gói này sẽ được liệt kê trong file requirements.txt để khi sao chép dự án sang máy khác thì biết cần cài cái gì. Tuy nhiên, file requirements.txt chỉ là hình thức tối thiểu để quản lý gói phụ thuộc. Nó không đủ để hỗ trợ tình huống phức tạp hơn. Ví dụ dự án của bạn sử dụng thư viện A phiên bản v1 và B phiên bản v2. Sau vài tháng nhu cầu nảy sinh, bạn cần thêm tính năng mới, và để làm tính năng mới, bạn cần đến thư viện C. Tuy nhiên thư viện C này cũng lại phụ thuộc thư viện A, và thư viện C đang có nhiều phiên bản, v1 đến v5, mỗi phiên bản của C sẽ thương thích với một phiên bản A khác nhau. Nếu bạn nhắm mắt chọn phiên bản mới nhất của C thì nó sẽ yêu cầu A v3. Bạn không thể mù quáng nâng cấp A lên v3 vì có thể phần mềm của bạn không tương thích và đứt gãy. Nhưng trong 5 phiên bản của C mà thử từng cái một thì rất cực. Đó là lúc bạn cần một thứ nâng cao hơn file requirements.txt.
Một công cụ hiện đại mà mình hay dùng, và khuyên dùng cho tình huống này là Poetry. Khi bạn cần thêm C vào danh sách phụ thuộc, chỉ cần chạy:
...