Ngày xưa học lịch sử ở trường, vẫn nghe rằng thực dân áp dụng chính sách "chia để trị", rằng dưới thời Pháp, nước ta bị chia thành 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Tuy nhiên, mình hồi đó vẫn chưa hiểu nổi sự chia cắt đó, 3 "kì" đó ngăn cách nhau ra sao, vì nhìn quanh thời nay thấy người ta vẫn chia ra mà gọi thành "miền Bắc", "miền Trung", "miền Nam" mà có thấy gì là "chia cắt" đâu, vẫn là 1 đất nước dưới cùng 1 chính quyền, 1 lá cờ, 1 quốc ca.
Rồi nhân cách đây mấy hôm ngồi giải thích cho thằng bạn lí do Sài Gòn - Tp HCM giàu hơn Hà Nội, hay miền Nam nói chung lại giàu hơn miền Bắc, dù Hà Nội là thủ đô thì vấn đề chia cắt này lại được nêu lên, như 1 trong các lý do dẫn đến sự thịnh vượng của Sài Gòn, miền Nam.
Vậy 3 miền đó bị phân biệt nhau thế nào dưới thời Pháp?
