Tận dụng phong cách xử trí lỗi của Rust trong lập trình web

Gần đây, tôi chuyển đổi website này sang viết bằng Rust và rất tâm đắc với phong cách xử trí lỗi (error handling) của Rust, khi ứng dụng vào việc viết web. tôi sẽ trình bày tại sao.

Trước Rust, hầu hết các ngôn ngữ lập trình tôi kinh qua đều dùng phong cách xử trí lỗi là exception handling. Một hàm đang chạy nửa chừng, nếu gặp lỗi sẽ bắn ra một exception và dừng ngay tại đó. Hàm nào gọi nó bên ngoài sẽ dùng cấu trúc try ... except, try ... catch để phòng bị, bắt những exception này và có hướng xử trí tương ứng khi exception xảy ra. Cách làm này có ưu điểm là không cần nghĩ nhiều, giúp lập trình viên làm nhanh, cho ra sản phẩm lẹ. Tuy nhiên nó có nhược điểm là nhìn vào signature (mô tả kiểu dữ liệu đầu vào và đầu ra) của một hàm, không có cách nào biết được hàm đó có thể bắn ra những exception nào. Rust thì khác, những lỗi nào có thể xảy ra sẽ buộc phải khai báo trong signature của hàm. Ví dụ nhìn signature của hàm dùng để parse một chuỗi thành số nguyên:

fn from_str(src: &str) -> Result<i8, ParseIntError>
...

Website phiên bản mới từ ruột

Hôm nay mình vừa triển khai phiên bản mới của website này. Nhìn giao diện thì không khác gì nhưng bên trong là đã làm mới hoàn toàn. Mới từ ngôn ngữ lập trình đến database.

Website này được mình viết lại bằng ngôn ngữ Rust và dùng database EdgeDB. Phiên bản cũ được viết bằng Python, dựa trên framework Flask, và database thì dùng PostgeSQL, được viết cũng khá lâu rồi (khoảng 10 năm), lại không được chăm sóc, cập nhật (trừ một đợt cập nhật lớn về frontend năm kia) nên bộ code rất cũ. Nhân việc mình đang có hứng luyện tay nghề về Rust nên mình quyết định dùng website này làm "bài tập". Về mặt frontend thì website này áp dụng cả hai kĩ thuật:

  • Server side rendering: Dùng cho các trang bên ngoài, mà khách truy cập sẽ nhìn thấy. Với các trang này thì mình dùng MiniJinja để render dữ liệu ra HTML.
...

Trải nghiệm lần đầu viết thư viện Python từ ngôn ngữ biên dịch

Có một người bạn mà mình từng ngồi nhiều cafe để bàn về những công nghệ mới để phục vụ cho dự án công ty. Một câu hỏi mà bạn hay đặt ra là dùng ngôn ngữ lập trình gì tiếp theo. Mình thì khá dày dạn về Python và đã từng xây dựng nền móng cho những dự án Python ở công ty bạn. Tuy nhiên, mình và bạn đều đồng ý là nên mở rộng phạm vi công nghệ để thích ứng với nhiều thể loại dự án khác nhau. Đi tham vấn nhiều nơi, được nghe khen ngợi về Go nên bạn rất muốn một lần được áp dụng Go trong cty của bạn. Còn mình thì, nếu đã chọn một ngôn ngữ biên dịch và phải bỏ thời gian cá nhân ra học thì mình thà chọn Rust hơn. Tất nhiên, ý thức được độ khó của Rust nên mình chả bao giờ muốn đem Rust vào công ty của bạn cả.

Trong khi lý do thường được nêu ra để chọn Go là cú pháp đơn giản, ít keyword, dễ học, thì với mình, độ khó của Rust là thứ đáng để đầu tư. Thà chịu khó ban đầu nhưng gặt hái kết quả tốt về sau. Ngoài ra, điều khiến mình ưu ái Rust hơn Go là ở chỗ Rust không có garbage collector, không có runtime riêng, nên có thể dùng Rust để viết thư viện tầng dưới, phục vụ cho Python và các ngôn ngữ khác được, chưa kể, việc được thiết kế tốt và không có bộ runtime khiến Rust là ngôn ngữ duy nhất (ngoài C) khiến tác giả của Linux muốn thấy nó được ứng dụng vào nhân Linux. Lý do viết thư viện đã được mình hiện thực hóa, bằng một sản phẩm cá nhân là Defity, thư viện dành cho Python và dùng để nhận dạng loại file.

Defity

Hoàn cảnh ra đời

...

Khởi đầu dự án Python như thế nào để thuận tiện phát triển lên

Thỉnh thoảng mình có mối duyên ghé mắt qua các dự án Python, thấy cách sắp đặt vẫn còn chuệch choạc, không có lợi lắm cho việc phát triển tiếp diễn. Nên sau đây mình chia sẻ một số cách thức, công cụ, thư viện mà bạn nên chuẩn bị từ đầu, để công việc sau đó trở nên thoải mái hơn. Cách sắp đặt này có thể coi là chuẩn trong những năm 2020 này (nhưng có thể trở thành lạc hậu sau 5 năm nữa).

1. Quản lý các gói phụ thuộc

Gói phụ thuộc (dependency) là các thư viện / công cụ bên ngoài mà dự án của bạn cần. Các gói này phải được cài trước khi phần mềm của bạn có thể chạy. Ví dụ bạn làm về khoa học dữ liệu thì sẽ cần NumPy, làm web thì sẽ cần Django v.v... Việc một dự án phụ thuộc vào hàng chục gói thư viện khác là chuyện bình thường. Thông thường các gói này sẽ được liệt kê trong file requirements.txt để khi sao chép dự án sang máy khác thì biết cần cài cái gì. Tuy nhiên, file requirements.txt chỉ là hình thức tối thiểu để quản lý gói phụ thuộc. Nó không đủ để hỗ trợ tình huống phức tạp hơn. Ví dụ dự án của bạn sử dụng thư viện A phiên bản v1 và B phiên bản v2. Sau vài tháng nhu cầu nảy sinh, bạn cần thêm tính năng mới, và để làm tính năng mới, bạn cần đến thư viện C. Tuy nhiên thư viện C này cũng lại phụ thuộc thư viện A, và thư viện C đang có nhiều phiên bản, v1 đến v5, mỗi phiên bản của C sẽ thương thích với một phiên bản A khác nhau. Nếu bạn nhắm mắt chọn phiên bản mới nhất của C thì nó sẽ yêu cầu A v3. Bạn không thể mù quáng nâng cấp A lên v3 vì có thể phần mềm của bạn không tương thích và đứt gãy. Nhưng trong 5 phiên bản của C mà thử từng cái một thì rất cực. Đó là lúc bạn cần một thứ nâng cao hơn file requirements.txt.

Một công cụ hiện đại mà mình hay dùng, và khuyên dùng cho tình huống này là Poetry. Khi bạn cần thêm C vào danh sách phụ thuộc, chỉ cần chạy:

...

API mở cung cấp dữ liệu công cộng Việt Nam

Dạo này tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, phải ở nhà cả ngày nên mình tranh thủ làm một bộ API HTTP giúp truy cập dữ liệu mở, công cộng của Việt Nam.

Sản phẩm đầu tiên là API cung cấp dữ liệu tỉnh thành Việt Nam tại provinces.open-api.vn, ra mắt vào tháng trước:

Province API

API này dựa trên một thư viện Python, VietnamProvinces, mà mình đã xây dựng hồi còn làm việc tại SunshineTech.

...

Viết hàm thêm cho PostgreSQL: Chú voi bay

Vừa rồi tôi đã viết bài Dùng Python viết hàm xử lý dữ liệu dưới tầng database cho PostgreSQL. Sau khi chơi với Python một chút, tôi tự hỏi, có thể tăng tốc độ thực thi thêm nữa không. Thế nên hôm nay tôi nghịch thêm vài cách khác nhau, để gắn thêm tên lửa vào đít chú voi PostgreSQL.

Dumbo Picture credit: Walt Disney

Bây giờ tôi sẽ chuyển đổi code kia sang Cython và Rust.

...

Chuyển đổi Unicode dựng sẵn & tổ hợp với Python

Dạo này các ứng dụng với dữ liệu tiếng Việt đang ngày một nhiều, trong đó vấn đề sai khác giữa Unicode dựng sãn và tổ hợp, tuy nhỏ, nhưng cũng gây mất chút kha khá thời gian debug cho những người mới vào nghề. Mình chia sẻ xíu kinh nghiệm này, để việc phát triển ứng dụng tiếng Việt trở nên trơn tru hơn, và cũng để "khoe hàng" về hệ sinh thái giàu mạnh của Python.

Tưởng tượng một tình huống sau. Ứng dụng của bạn cho người dùng nhập vào một chuỗi tiếng Việt, khi nhận được chuỗi, phần mềm sẽ dò trong cơ sở dữ liệu để chọn ra bản ghi nào ăn khớp với chuỗi đó. Cơ sở dữ liệu này được một người khác nhập liệu. Bạn đã chắc chắn rằng chuỗi đó có tồn tại trong cơ sở dữ liệu, nhưng không hiểu sao phần mềm so sánh, dò tìm không ra. Hóa ra là người nhập liệu, khi gõ chuỗi vào thì dùng Unicode tổ hợp (decomposed), trong khi người dùng lúc nhập chuỗi tìm kiếm vào thì dùng Unicode dựng sẵn (composed). Dưới dạng chuỗi byte thì hai chuỗi này không giống nhau, nên bằng biện pháp so sánh chuỗi unicode thông thường, phần mềm sẽ không nhận ra.

Lấy ví dụ một chuỗi sau, Tiếng Việt bão táp, nếu là Unicode dựng sãn, khi thể hiện dưới dạng chuỗi byte, dàn theo bảng mã UTF-8, thì là chuỗi byte này:

...

Áp dụng quy trình hiện đại khi làm phần mềm cho hệ thống nhúng

Đi qua đi lại một vài đơn vị làm phần mềm nhúng, IoT Việt Nam, mình thấy không hài lòng lắm về cách làm việc hơi cũ. Mình thấy nhiều bạn làm điện tử có thể lập trình được, những vẫn còn một khoảng trống dài về phương pháp làm việc giữa những người này và những người thuần về phần mềm. Thế nên mình viết bài này, hi vọng kéo những người làm phần mềm nhúng tiến lên vài bước cho gần với chuẩn.

Lưu ý: Những cách làm sau đây, ban đầu sẽ gây thiệt thòi vì vẽ ra quá nhiều chuyện để làm, nhưng về lâu dài thì có lợi cho việc tiếp tục phát triển sản phẩm.

1. Chia nhỏ phần mềm thành những gói gần như độc lập

Lấy ví dụ về một hoạt động kiểm nghiệm ý tưởng thiết kế phần mềm tại AgriConnect.


CoBang, phần mềm quét mã QR cho Linux

Năm 2020 quả là một năm với nhiều biến động lớn, quy mô rung chuyển toàn cầu, tiêu điểm là dịch cúm CoVid-19 khiến nhiều cường quốc mất mặt và một nước "ít quan trọng" như Việt Nam trở thành điểm sáng. Hòa chung xu thế đó mình cũng tung ra một phần mềm "Made in Viet Nam" nhưng hướng đến người dùng quốc tế. Chém thế thôi chứ nó thật ra xuất phát từ nhu cầu cá nhân.

CoBang

CoBang là phần mềm quét mã QR dành cho desktop Linux. Mã QR đang ngày càng phổ biến, nó là phương tiện để trao đổi thông tin khó viết và khó nhớ. Một trong những hoàn cảnh mình bị buộc phải đụng đến mã QR là khi mình cần kết nối vào một mạng wifi nhưng không biết password. Thông tin wifi đó thì có lưu trong điện thoại nhưng điện thoại không cho xem password (một quan điểm kì cục của những người thiết kế HĐH điện thoại ban đầu). May thay hồi đó mình dùng điện thoại Xiaomi và nó nó chức năng chia sẻ thông tin wifi qua mã QR. Trong khi những phần mềm quét mã QR có ra rả trên Android thì trên Linux lại rất hiếm. Lí do của sự hiếm này là khi nói đến "quét mã QR", người ta chỉ hình dung đến việc cầm điện thoại lên soi thôi. Hồi đó trên laptop mình dùng QtQR nhưng khá cùi và có bug. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu bức thiết là phải tạo một phần mềm mới. Dù nhu cầu là có nhưng vì có nhiều công việc gấp hơn nên mình đành trì hoãn đến năm nay mới bắt tay vào làm, nhân dịp muốn tìm một luồng gió mới thay cho công việc làm web hàng ngày.

Do cũng khá am hiểu những lớp công nghệ bên dưới desktop Linux nên mình dễ dàng hình dung được việc cần dùng những thư viện, công nghệ gì bên dưới và liên kết chúng ra sao. Thành tố quan trọng nhất là GStreamer, một thư viện/framework xuất sắc của thế giới Linux. Nó giúp hiện thực hóa ý tưởng của mình về cách luồng media vận hành ra sao: Sau khi lấy nguồn video liên tục từ webcam thì dòng video sẽ được chia làm 2 nhánh, một nhánh cho hiển thị lên cửa sổ giao diện, nhánh kia thì cho tách ra từng frame, lấy ảnh, và cho vào thư viện ZBar để soi tìm mã QR. Về giao diện đồ họa thì mình đi ngược với hot trend "cross-platform" để gắn bó với GTK, một thư viện native trên Linux.

...

Lại tản mạn về vai trò của Linux

Nghe đồn giới IoT muốn ứng dụng Bluetooth LE nhưng gặp khó.

Quay đi quay lại thì mình thấy thư viện về Bluetooth có độ hoàn thiện nhất là BlueZ. Khó ở đây là thư viện này được tạo ra với mục đích dành cho viết ứng dụng Linux, vì nó dùng event loop của GLib ở trỏng. GLib là một trong những thành phần lõi của bộ GTK, bộ toolkit dành cho lập trình giao diện đồ họa của Linux. Đã thế nó còn dùng D-Bus nữa chứ. D-Bus là một đường giao tiếp chung, cho phép các ứng dụng desktop giao tiếp với nhau. Sau đây là ví dụ về ứng dụng của D-Bus: Vào thời mà Yahoo Messenger còn phổ biến, dân Linux thường chat Yahoo bằng một phần mềm "nhiều trong một" tên là Pidgin (ngoài Yahoo ra, còn có thể chat cùng lúc với Google Hangout, Facebook Messenger). Phần mềm này có khả năng thú vị là nhận biết khi nào máy bạn đang có mạng, rớt mạng để hiện chỉ thị tương ứng (trạng thái màu xám, các avatar bạn bè bị phủ màu xám). Khi có mạng trở lại thì phần mềm này sẽ tự đổi trạng thái, tự đăng nhập vào các dịch vụ chat và cập nhật danh sách bạn bè. Để nhận biết tình trạng mạng, nó không chơi trò cơ bắp là liên tục kết nối đại vào server nào đấy. Thay vì vậy nó trao đổi với một phần mềm khác tên là NetworkManager. Khi rớt mạng hoặc có mạng, NetworkManager sẽ thông báo trên đường D-Bus và các phần mềm khác "đăng ký" vào D-Bus sẽ nhận được tin.

Đối với những người cần dùng thiết bị USB-3G (như cục D-Com 3G của Viettel chẳng hạn), trên Linux cũng có một phần mềm tên là ModemManager, chạy ngầm để khai thác thiết bị này, ví dụ như chọn sóng của nhà mạng nào, nhập username, password để quay số vào nhà mạng đó, bật sang chế độ data, gửi tin nhắn SMS v.v. ModemManager cũng cho phép giao tiếp qua D-Bus. Chẳng hạn khi cắm thiết bị vào thì danh mục của Network Manager sẽ xuất hiện mục để kết nối mạng 3G, hoặc bạn có thể viết ứng dụng riêng để gửi tin nhắn SMS, lấy các danh bạ lưu trong SIM, tất cả bằng việc giao tiếp với ModemManager qua D-Bus.

...