Bất cập của IoT

Trong phong trào Internet of Things, khi mà báo chí công nghệ suốt ngày tung hô về nó, mình lại đón nhận nó với sự dè dặt. Vì mình hiểu các tay nhà báo công nghệ đa số viết bằng tinh thần marketing, đa số bài báo gốc được viết ở Âu Mĩ, nơi điện hầu như không bao giờ cúp và Internet nhanh gần như mạng LAN, nơi hiếm khi phải gọi cho nhà mạng để thông báo sự cố rớt mạng.

Vì thế hệ thống giám sát & điều khiển cho nhà trồng tự động hóa của mình chạy trên mạng LAN là chính, chỉ sử dụng Internet khi các "bác nông dân" tụi mình muốn truy cập vào hệ thống từ nhà ở (không ở gần vườn).

Hệ thống đi vào hoạt động chưa được 1 tháng mà đã mấy lần nếm quả đắng với Internet khi mà buổi tối bỗng rớt mạng, từ nhà không thể truy cập vào để bật máy bơm lên được. Lúc này, mình mới nghĩ, may mà mình không đi theo trào lưu IoT, đưa bộ điều khiển trung tâm lên cloud, không thì mọi giao tiếp bị "đứt gánh" luôn. Những lúc rớt mạng thế này, nếu là ban ngày thì mình vẫn có thể xách máy chạy ra vườn để truy cập vào hệ thống qua mạng LAN.


Truy cập nhanh giao diện dòng lệnh của PostgreSQL

Để truy cập vào một hệ sơ sở dữ liệu (CSDL), ta luôn cần 3 thông số: địa chỉ server, username và password. Sẽ không là vấn đề khi một chương trình được cấu hình tự động để truy cập vào hệ CSDL, nhưng nhiều khi ta phải kết nối vào giao diện dòng lệnh, để tự tay làm một số việc với dữ liệu, và phải đối mặt với sự phiền hà của việc tìm lại và khai báo username, password. Username có thể dễ hơn vì ta thường đặt một username dễ nhớ, nhưng password thì luôn phải rắc rối và thường ta không thể nhớ được, phải cất đâu đó. Đã phải mất công tìm kiếm, mà tự tay gõ cũng phiền nữa. Thế nhưng với PostgreSQL, ta có một mẹo để làm việc này nhẹ nhàng hơn.

PostgreSQL cho phép "gắn kết" một tài khoản user trong nó với tài khoản user của hệ điều hành. Ví dụ trên hệ điều hành (Linux, Unix) ta có user quan và trong PostgreSQL ta tạo một user (role) cũng tên quan, thì khi ta đang đăng nhập vào hệ điều hành dưới user quan, ta có thể truy cập ngay lập tức vào PostgreSQL dưới role quan mà không cần đăng nhập, tức là không phải khai báo hostname, username và password.

Thay vì ta phải gõ

...