Món ăn kèm của đồng bào miền núi

Trên hành trình đi bụi qua các địa phương miền núi, ghé quán cơm dọc đường, mình thấy một điểm thú vị là các món ăn kèm, nó thể hiện sự đặc sắc vùng miền thấy rõ.

Ví dụ, trên bàn ăn của khắp vùng Tây Nguyên, từ Đắk Nông tới Kon Tum, luôn luôn có chén cà pháo ngâm mắm, miễn phí. Quán cơm dưới xuôi thì thỉnh thoảng mới có cà pháo mắm tôm, nhưng muốn ăn thì phải kêu, và tính tiền thêm. Còn quán trên này thì lúc bưng cơm ra, chủ quán sẽ tự động cho thêm chén cà. Cà ở đây thường được cắt nhỏ, ngâm với loại mắm gì đó mà mình không nhận ra. Mỗi tỉnh thì cách cắt miếng cà và màu mắm có khác nhau một chút. Ăn xong vẫn còn thòm thèm thì cứ việc kêu thêm, không tính tiền. À, tuy cùng là Tây Nguyên, nhưng ở Lâm Đồng thì mình lại không thấy món này trên bàn.

Cà Tây Nguyên

Người Tây Nguyên mê cà pháo thì người miền núi phía Bắc mê măng ngâm ớt. Tây Bắc mình chưa đi nên không rõ, mới đi phía Đông Bắc là Hà Giang và Cao Bằng thôi, thì vô quán nào cũng thấy để sẵn keo măng. Ai ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, cũng không tính tiền, cũng như Tây Nguyên.

...

Đến Phú Mỹ (BR-VT) ăn gì

Thị xã Phú Mỹ (tên cũ "Tân Thành", thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) không phải là nơi du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên nếu lỡ đến đây rồi, thì cũng phải có món ngon đãi khách chứ nhỉ. Sau đây là một số món ăn / quán ăn đáng để thử.

Phú Mỹ

1. Vịt nướng chao

...

Những quán ăn ngon Quận 9 (Tp Thủ Đức)

Sống ở Quận 9 (nay là một phần Tp Thủ Đức) một thời gian, mình thỉnh thoảng chạy tới chạy lui ăn thử các quán để khám phá chỗ ăn ngon mà ít người biết đến. Nay xin giới thiệu một vài địa điểm:

  1. Tam Đa quán

Ấn tượng là món lẩu bò có nhiều khoai môn. Nồi lẩu có 150.000đ mà ngon, hai người ăn đủ no. Mặc dù mình nhấn mạnh khoai môn, nhưng thịt bò cũng không ít.

Các món khác cũng ngon và rẻ:

...

Máy pha cafe phù hợp xe đẩy

Vừa rồi lang thang ở Quận 12, Tp HCM, mình bắt gặp một máy pha cafe khá sáng tạo của người Việt, phù hợp với mô hình xe đẩy bán cafe:

máy cafe VN

Điều đặc biệt của mẫu máy pha cafe này là:

  • Chiếm ít không gian.
...

Nhầm lẫn về tên thủ đô Thái Lan

Cách đây mấy hôm một vài trang tin mạng đua nhau đưa tin "Thái Lan đổi tên thủ đô Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon". Tưởng tin giật gân nên đua nhau sao chép mà không suy nghĩ.

Thật ra chẳng có chuyện đổi tên gì cả. "Krung Thep Maha Nakhon" vẫn là tên chính thức của thủ đô Thái Lan trước giờ, người dân trong nước vẫn gọi tên đó trước giờ, nhưng gọi tắt thành "Krung Thep". Chỉ có văn bản tiếng Anh mới dùng chữ Bangkok.

Cái tên chính thức kia đọc là "Krùng Thep Ma-hả Na-khon" (chữ "Thep" phát âm với thanh cao hơn thanh ngang nhưng thấp hơn thanh sắc của tiếng Việt).

Krung Thep

...

Phần mềm nguồn mở giữa một dư luận thiếu hiểu biết nhưng thích chửi bới

Gần đây rộ lên vụ lùm xùm của app Visafe. Lúc đầu mình không quan tâm lắm, nhưng càng ngày càng thấy nhiều người truyền bá tư tưởng sai lệch về phần mềm nguồn mở nên mình nghĩ phải viết bài này thôi, không thì họ bôi vẽ phần mềm nguồn mở thành một thứ gì đó ích kỷ mất.

Trước tiên, để biết mình có đủ kiến thức để bàn về vấn đề này không thì mình xin giới thiệu, mình theo con đường phần mềm nguồn mở khá lâu rồi (từ 2010 - 2012 gì ấy), thậm chí là một trong số ít những lập trình viên VN đi theo con đường này, đến nỗi nhiều khi cảm thấy mình hơi lẻ loi và khác người. Bản thân mình đã đóng góp code cho hàng chục dự án phần mềm nguồn mở, và các sản phẩm cá nhân của mình cũng đều mở mã nguồn ra hết (https://github.com/hongquan). Mình thậm chí còn có dăm dòng code đóng góp cho sản phẩm của Google và từng được Google gửi thư mời đến dự một hội nghị về phần mềm nguồn mở do Google tổ chức (nhưng chuyến đi đó không thành vì rớt visa).

Ý kiến mà người ta chửi về Visafe là "ăn cắp, sao chép", cho rằng việc "sao chép, đổi tên" là một hành vi xấu xa. Nhưng hỡi ôi, phần mềm gốc mà Visafe sao chép là Adguard, là một phần mềm nguồn mở cơ mà. Trái với quan niệm và tư duy "đóng" của nhiều người, việc "sao chép, sửa đổi" trong phần mềm mã nguồn mở lại là hành vi được khuyến khích. Khuyến khích nên mới mở. Sau khi sao chép, sửa đổi thì bản phái sinh đó cũng phải được mở, công khai để người khác có thể tùy ý sao chép, sửa đổi nó và duy trì mãi. Cho nên tội lỗi của Visafe có hay không là ở việc họ có mở mã nguồn ra trước khi bị tác giả của Adguard "bóc phốt" hay không. Khi phần mềm được "mở mã nguồn", nó được phát hành theo một giấy phép phần mềm nguồn mở cụ thể nào đó, như GPL, Apache, MIT v.v... Trách nhiệm của người sao chép mã nguồn đó như thế nào là tùy theo giấy phép đó quy định. Chẳng hạn giấy phép GPL yêu cầu bản phái sinh cũng được phát hành theo cùng giấy phép GPL. Các giấy phép "thoáng" hơn như Apache, MIT, BSD thì cho "mày muốn làm gì cũng được, miễn là mày ghi tên tao, người làm phần mềm gốc, và ghi nhận tên phần mềm gốc".

...

Họ tên có phản ánh nguồn gốc dân tộc không?

Vừa rồi nghỉ dịch, ngoài thông tin về dịch lan tràn khắp mạng XH, đây đó nhiều người vẫn tiếp tục những chủ đề chuyên môn của họ, như là mảng lịch sử. Chỉ trong thời gian ngắn mà mình bắt gặp một ý kiến nổi lên hai lần, ấy là có mấy bạn thấy các tên họ của người Việt đều là "gốc Tàu" xong suy luận là người Việt có gốc Trung Quốc.

Mình thì không có ý kiến gì về gốc gác họ tên, lẫn chẳng có ý kiến gì về nguồn gốc người Việt (việc đó khó quá, nên để nhiều ngành khoa học hợp tác làm). Chỉ muốn nói cách suy luận đó là hệ quả của sự "học lệch". Vì chỉ đọc sử Trung Quốc, theo dõi các chuyện văn hóa nghệ thuật của khối Đông Á nên các bạn ấy không ngờ rằng trên đời, việc một dân tộc này dùng họ tên của tiếng dân tộc khác là chuyện thường tình. Ví dụ trong Đông Nam Á này thôi, người Malay thì lấy tên từ tiếng Ả Rập (chẳng hạn thanh niên trong hình là Syed Saddiq bin Syed Abdul Rahman, còn trẻ thế mà đã làm Bộ trưởng của Malaysia rồi), người Philippines thì lấy tên gốc Tây Ban Nha, người Thái Lan, Indonesia thì lấy tên gốc tiếng Phạn (Ấn Độ). Các nước còn lại cũng thường lấy tên có một nửa gốc tiếng Phạn, Pali. Tên họ không phản ánh nguồn gốc dân tộc mà chỉ là kết quả của sự ảnh hưởng văn hóa, những tác động chính trị. Người Malay lấy tên tiếng Ả Rập vì họ cải theo đạo Islam. Người Philippines lấy tên tiếng Tây Ban Nha vì họ rơi vào sự thống trị của thực dân TBN ngay từ khi họ chưa kịp tạo dựng một nhà nước quân chủ thống nhất với nền tảng văn hóa đủ dày. Thái Lan và Indonesia thậm chí có luật bắt buộc công dân phải đặt tên sao cho chỉ được dùng các từ gốc tiếng Phạn, thành thử có nhiều người gốc Hoa nhưng lại có tên Vichai, Sri, Rahman, thay vì những Wong, Tan, Ng như bên Malaysia, Singapore.

Syed Saddiq

Nhân nói về họ tên, có một điều thú vị là không như khối Đông Á, nơi "phần họ" được duy trì từ ông xuống cha, con, cháu, thì trong một số truyền thống văn hóa khác, "họ" chỉ đơn giản là "con ông X" thôi, nên sẽ thay đổi theo thế hệ (dùng tên cha lấp vào phần "họ" của con). Ví dụ như anh chàng bộ trưởng phía trên, theo https://desklib.com/document/a-leader-is-someone-who-can-identify-way/ thì cha ông tên "Syed Andul Rahman" và mẹ ông tên "Sharifah Mahani binti Syed Abdul Aziz". Chữ "bin" ở đây nghĩa là "con trai của ông..." và "binti" là "con gái của ông...". Ngoài ra thì người Myanmar vẫn còn giữ truyền thống là "không có họ".

...